Lớp học cuối cùng Mitch Albom Mitch Albom Lớp học cuối cùng Biên dịch: HƯƠNG PHONG MỤC LỤC Trước khi vào truyện CHUƠNG TRÌNH HỌC Người ấy là tôi. ĐỀ CƯƠNG KHÓA HỌC SINH VIÊN PHUƠNG TIỆN NGHE NHÌN PHUƠNG TIỆN NGHE NHÌN (B) ĐỊNH HUỚNG LỚP HỌC GHI TÊN VÀO LỚP TUẦN THỨ NHẤT TUẦN THỨ HAI TUẦN THỨ BA PHUƠNG TIỆN NGHE NHÌN TUẦN THỨ TƯ TUẦN THỨ NĂM TUẦN THỨ SÁU VỊ GIÁO SƯ TUẦN THỨ BẢY Lớp học cuối cùng Mitch Albom TUẦN THỨ TÁM TUẦN THỨ CHÍN TUẦN THỨ MƯỜI TUẦN THỨ MƯỜI MỘT PHUƠNG TIIỆN NGHE NHÌN TUẦN THỨ MƯỜI HAI TUẦN THỨ MƯỜI BA TUẦN THỨ MƯỜI BỐN TỐT NGHIỆP HỒI KẾT Trong những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh, thay vì bất lực nhìn tử thần cứ dần dà gậm nhấm từng mẩu thân thể của mình, thầy Morrie đã trăn trở tự vấn: “Ta cứ héo hắt biến mất khỏi thế gian này hay cố gắng biến quãng đời còn lại thành thời gian đẹp nhất của cuộc sống?” để rồi đi đến một quyết định quan trọng, rằng: “Thầy sẽ biến mình thành quyển sách giáo khoa sống để mọi người khác đọc”, rằng “Thầy muốn bước qua cây cầu cuối cùng nối giữa sự sống và cái chết. Đi qua và thuật lại cho hậu thế”. Và thế là buổi tái ngộ sau nhiều năm xa cách trở thành buổi đầu tiên của khóa học cuối cùng - một thầy một trò - ngay bên giường bệnh. … Lẫn trong nỗi tiếc nhớ vô hạn, là niềm tin tự hào không che giấu của Mitch về người thầy của mình: có bao giờ bạn thực sự có một người thầy? Một người trân trọng bạn như viên ngọc quý chưa được mài giũa, một thứ trang sức mà có thể lấy trí tuệ chà cho sáng bóng lên... Lớp học cuối cùng của thầy Morrie đã kết thúc bởi đời người không thể vượt qua cái hữu hạn, nhưng hình ảnh một Người Thầy với tất cả ý nghĩa cao đẹp của nó cùng những bài học về nhân sinh thì vẫn mãi mãi bất tử. Lớp học cuối cùng Mitch Albom Trước Khi Vào Truyện Có những khoảnh khắc bất ngờ, những sự việc ngẫu nhiên lại có ảnh hưởng sâu sắc, làm đảo lộn cả nếp sống và thay đổi những sắp đặt của đời người. “Lớp học cuối cùng” ra đời từ cái khoảnh khắc tình cờ ấy, nói cho đúng ra, đó là sự tiếp nối của lớp học đầu tiên thời sinh viên: Gần hai thập kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Mitch Albom từng là học trò cưng của tiến sĩ xã hội học Morrie Schuwartz, một giáo sư giàu uy tín và kinh nghiệm giảng dạy, một người bạn lớn, nhiệt tình và có sức thu hút đối với sinh viên, được họ trìu mến đặt cho biệt danh “Coach” - Huấn luyện viên. Mối quan hệ thầy trò khắng khít tưởng chừng thâm giao ấy bỗng dưng bị gián đoạn sau lễ tốt nghiệp của Mitch, bởi chàng trai trẻ ấp ủ quá nhiều dự định đã lao ngay vào guồng quay hối hả của xã hội ngõ hầu chạy đua với thời gian trên con đường tự khẳng định mình, và lời hẹn với thầy ngày tốt nghiệp đã nhanh chóng rơi vào lãng quên, như anh tự bạch: “Tôi đã đánh đổi nhiều giấc mơ thời thanh niên để nhận lại hàng đống tiền”! Cho đến cái khoảnh khắc tình cờ nọ... Đó là cái tích tắc nhà báo thời danh Mitch Albom tiện tay bật TV, và tiết mục truyền hình "Câu chuyện hàng đêm” đã khiến anh rúng động toàn thân khi gặp lại người thầy cũ: Chàng “thanh niên râu” linh hoạt và vui nhộn, người tưởng chừng không có tuổi, người từng sáng chói trên sàn nhảy tự do năm xưa với vũ điệu độc đáo của riêng mình, giờ đây đã trở thành một ông lão tàn phế bị cột chặt trên xe lăn với bản án tử hình đã được phán quyết - Căn bệnh nan y ALS, đang phá hủy hệ thần kinh, đẩy ông dần đến cái chết. Trong những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh, thay vì bất lực nhìn tử thần cứ dần dà gậm nhấm từng mẩu thân thể của mình, thầy Morrie đã trăn trở tự vấn: “Ta cứ héo hắt biến mất khỏi thế gian này hay cố gắng biến quãng đời còn lại thành thời gian đẹp nhất của cuộc sống” để rồi đi đến một quyết định quan trọng, rằng “Thầy sẽ biến mình thành quyển sách giáo khoa sống để người khác đọc”, rằng “Thầy muốn bước qua cây cầu cuối cùng nối giữa sự sống và cái chết. Đi qua và thuật lại Lớp học cuối cùng Mitch Albom cho hậu thế”. Và thế là buổi tái ngộ sau nhiều năm xa cách trở thành buổi đầu tiên của khóa học cuối cùng - một thầy một trò - ngay bên giường bệnh. Hầu như toàn bộ những vấn đề có ý nghĩa nhất của cuộc sống đã được đặt ra trong 13 tuần ngắn ngủi ấy: tình yêu, công việc, gia đình, cộng đồng, cái chết... không có giáo trình hay tài liệu tham khảo, chỉ là những lời tâm tình, gợi ý và chiêm nghiệm, là sự chứng kiến của học trò trước cái cách ung dung và dũng cảm đương đầu với bệnh tật của người thầy. Không có kì tốt nghiệp, bởi vì đó là ngày vĩnh biệt người thầy. Nhưng còn lại đây “khóa luận” kết thúc lớp học, đó chính là những trang sách bạn đọc sắp thưởng thức, một công trình được sự gợi ý và bàn bạc của thầy Morrie, một “đề án của chúng ta” - như cách ủy thác của vị giáo sư quá cố. Lẫn trong nỗi tiếc nhớ vô hạn, là niềm tự hào không che giấu của Mitch về người thầy của mình: “Có bao giờ bạn thực sự có một người Thầy? Một người trân trọng bạn như viên ngọc quý chưa được mài giũa, một thứ trang sức mà có thể lấy trí tuệ chà cho sáng bóng lên…” Lớp học cuối cùng của thầy Morrie đã kết thúc bởi đời người không thể vượt qua các hữu hạn, nhưng hình ảnh một Người Thầy với tất cả ý nghĩa cao đẹp của nó cùng những bài học về nhân sinh thì vẫn mãi mãi bất tử. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ Mitch Albom Lớp học cuối cùng Biên dịch: HƯƠNG PHONG CHUƠNG TRÌNH HỌC Lớp học cuối cùng Mitch Albom Lớp học cuối cùng của vị giáo sư cũ của tôi được thu xếp mỗi tuần một lần ngay trong nhà ông, bên cửa sổ phòng làm việc, nơi mà ông có thể ngắm những cây dâm bụt nhỏ nhắn hé những cánh hoa hồng hồng. Lớp học được tổ chức vào ngày thứ Ba hàng tuần, sau bữa ăn sáng. Những bài giảng của thầy về ý nghĩa cuộc đời xuất phát từ kinh nghiệm sống của ông. Dẫu thầy không cho điểm, nhưng mỗi tuần vẫn có cuộc vấn đáp. Bạn phải trả lời những câu hỏi và phải nêu ra những thắc mắc của riêng mình. Thỉnh thoảng, bạn sẽ được yêu cầu làm đôi ba việc như giúp thầy sửa đầu nằm trên chiếc gối cho thuận tiện hơn, đặt cặp kính lên sống mũi người... Được hôn thầy trước khi tạm biệt là ân huệ phụ thêm cho học trò. Dù không cần tới bất kỳ cuốn sách nào nhưng thầy và trò vẫn bàn tới nhiều vấn đề: tình yêu, công việc, gia đình và cộng đồng, tuổi tác, lòng vị tha và cả cái chết. Bài giảng cuối cùng ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn đôi lời. Một đám tang thay cho lễ tốt nghiệp. Cho dù không có kỳ thi cuối khoá, bạn vẫn phải viết một bài khoá luận dài về những điều đã học. Bài khoá luận ấy đang nằm trước mặt bạn. Lớp học cuối cùng của người thầy giáo già chỉ có một học trò duy nhất. Mitch Albom Lớp học cuối cùng Biên dịch: HƯƠNG PHONG Người ấy là tôi. Vào một chiều thứ Bảy nóng nực và ẩm ướt cuối xuân năm 1979, hàng trăm đứa chúng tôi ngồi bên nhau trên những hàng ghế xếp nơi bãi cỏ trong khuôn viên chính trường đại học. Chúng tôi mặc những chiếc áo choàng màu xanh dương, kiên nhẫn nghe những bài diễn văn dài dằng dặc. Buổi lễ kết thúc, chúng tôi nhảy cẫng reo hò, tung mũ lên trời. Thế là chúng tôi, những sinh viên năm cuối Trường Tổng hợp Brandeis thành phố Waltham (bang Massachusetts) đã chính thức ra trường. Đối Lớp học cuối cùng Mitch Albom với nhiều người trong chúng tôi, buổi lễ tốt nghiệp như một tấm rèm buông xuống ngăn cách họ với tuổi thơ. Sau lễ, tôi tìm Morrie Schwartz, vị giáo sư mà tôi yêu quý nhất và giới thiệu ông với cha mẹ tôi. Vóc dáng thầy Morrie nhỏ bé, ông bước đi từng bước ngắn, dường như sợ cơn gió có thể bốc ông lên tận đám mây bất kỳ lúc nào. Khoác bộ áo choàng lễ phục giáo sư trong lễ tốt nghiệp, thầy Morrie nửa giống nhà tiên tri, nửa giống cây thông Giáng sinh. Đôi mắt xanh lơ cua thầy lóng lánh, mái tóc bạc thưa thớt rủ xuống trán. Đôi tai thầy to tướng, mũi hình tam giác, hai chòm lông mày rậm điểm bạc. Mặc dầu trông như bị móm mỗi khi mỉm cười nhưng nụ cười của ông rạng rỡ như thể ông đang được nghe kể câu chuyện hài đầu tiên trên thế gian này. Thầy Morrie khen tôi trước mặt cha mẹ: “Ông bà có một cậu con trai đặc biệt”. Quá bối rối, tôi chỉ biết gầm mặt nhìn xuống chân mình. Trước khi chia tay, tôi gửi biếu thầy món quà: chiếc cặp màu nâu, ở mặt trước có khảm những chữ cái đầu tên thầy. Hôm trước, tôi đã mua nó ở khu thương xá. Tôi không muốn quên thầy. Có lẽ, tôi không muốn thầy quên tôi. “Mitch, con là một người tốt”, thầy nói trong lúc ngắm nghía chiếc cặp. Rồi ông ôm chầm lấy tôi. Tôi cảm nhận được đôi tay gầy gò của ông sau lưng mình.. Tôi cao hơn thầy nên khi ông ôm tôi, bỗng nhiên tôi lại cảm thấy mình trở nên già cả và vụng về hơn. Thầy nhắc tôi nhớ giữ liên lạc với ông. Không do dự, tôi trả lời: “Dĩ nhiên rồi, thưa thầy”. Khi thầy quay lưng đi, tôi thấy ông đang khóc. Mitch Albom Lớp học cuối cùng Biên dịch: HƯƠNG PHONG ĐỀ CƯƠNG KHÓA HỌC Bản án tử hình đến với ông vào mùa hè năm 1994. Nhìn lại, ông hiểu rằng lâu nay sức khoẻ của mình có cái gì đó không ổn. Thầy Morrie nhận ra điều này vào đúng cái ngày ông vĩnh viễn từ bỏ sàn nhảy. Lớp học cuối cùng Mitch Albom Vị giáo sư già của tôi là một người thích nhảy. Loại nhạc không thành vấn đề đối với ông: nhạc rốc, nhạc trữ tình hay giao hưởng? Nhạc nào ông cũng đều nhảy được tuốt. Thứ nào ông cũng say mê. Mắt ông nhắm nghiền, một nụ cười hạnh phúc nở trên môi. Cứ thế, ông đu đưa theo cách cảm nhận giai điệu của riêng mình. Vì thế, từ ngoài trông vào. Trông ông nhảy không lấy gì đẹp lắm. Ông không hề quan tâm tới bạn nhảy. Thầy Morrie nhảy cho chính mình. Mỗi tối thứ Tư, thầy Morrie thường tới ngôi nhà thờ trên quảng trường Havard để "nhảy tự do". Ông thường chỉ bận mỗi chiếc áo thun trắng, quần da đen và quấn chiếc khăn len trên cổ. Dưới những ngọn đèn màu chớp nháy quay cuồng và tiếng nhạc đinh tai phát ra từ những thùng loa, thầy Morrie tự chế vũ điệu cho hợp với tiếng nhạc ông nghe được. Ông uốn éo, xoay ngược xoay xuôi, tay múa như nhạc trưởng đang cầm đũa chỉ huy cho tới khi lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Ít ai ngờ rằng ông là một tiến sĩ xã hội học nổi tiếng với vài chục năm kinh nghiệm giảng dạy đại học, tác giả của gần chục cuốn sách. Một lần, ông đem tới một băng nhạc tăng-gô và bỏ nó vào máy phát ra loa. Thầy Morrie thực sự làm chủ sàn nhảy. Những bước nhảy sôi động khiến mọi người liên tưởng ông với anh chàng đấu bò si tình thời trai trẻ. Điệu nhảy kết thúc. Cử toạ vỗ tay râm ran. Còn ông bất động trong tư thế cúi chào đầy duyên dáng và kiêu hãnh. Dường như ông muốn mình được sống mãi trong thời khắc đó. Đó cũng chính là lần bước ra sàn nhảy cuối cùng của thầy Morrie. Ở tuổi 60, bệnh hen của thầy Morrie trở chứng. Hơi thở của ông nặng nhọc. Trong một lần đi dạo bên bờ sông Charles, một cơn gió lạnh làm ông ngạt thở. Người ta vội đưa ông vào bệnh viện và tiêm cho ông một liều Adrenalin. Vài năm sau, thầy Morrie bắt đầu đi lại khó khăn. Trong bữa tiệc sinh nhật của một người bạn, ông sẩy chân té một cách bí hiểm. Rồi một tối nọ, thầy bị ngã ngay trên thềm nhà hát trước con mắt kinh ngạc của một đám người xúm xít xung quanh. "Để cho ông ấy thở chút nào!", ai đó nói to. Lúc bấy giờ thầy Morrie đã ở tuổi 70, vì thế người ta thì thào với nhau "Tuổi già nó vậy!" và giúp ông lão đứng dậy. Nhưng thầy biết rõ mình hơn ai hết và hiểu rằng có một cái gì đó còn tồi tệ hơn là tuổi già đang đến với bản thân. Lúc nào thầy cũng cảm thấy mệt lử, mất ngủ. Thỉnh thoảng thầy lại nằm mộng thấy mình đang... hấp hối. Lớp học cuối cùng Mitch Albom Thầy Morrie bắt đầu chịu khó tới bác sĩ khám bệnh. Qua biết bao nhiêu thầy thuốc. Họ thử máu, họ thử nước tiểu, họ bỏ lên kính hiển vi cả chất thải của ruột già, họ dòm vào tận trong ống tiêu hóa. Cuối cùng, khi chẳng ai tìm được dấu vết khả nghi nào, bỗng nhiên một vị bác sĩ nổi hứng ra lệnh lấy mẫu sinh thiết cơ bắp chân của thầy. Kết quả xét nghiệm cho biết có gì đó trục trặc trong hệ thần kinh của thầy. Suốt một năm sau đó, thầy Morrie bị lôi từ phòng xét nghiệm này sang phòng xét nghiệm kia. Một lần, người ta đặt thầy ngồi trong một chiếc ghế đặc biệt với đủ thú dây, phích, chốt cắm tinh tinh, trông thoáng qua tưởng ghế điện dành cho tử tội. Sau một hồi cắm cúi xem xét kết quả, các bác sĩ nói vắn tắt: "Chúng tôi cần kiểm tra thêm nữa". "Sao!", thầy Morrie hỏi. "Có chuyện gì vậy?". "Chúng tôi chưa dám chắc, nhưng có lẽ đã muộn" Cái gì đã muộn? Các bác sĩ muốn ám chỉ điều gì? Cuối cùng, vào một ngày oi ả và ẩm ướt tháng Tám năm 1994, thay Morrie và cô Charlotte, vợ thầy, được mời tới gặp bác sĩ thần kinh. Người ta mời ông an tọa trên ghế để nghe thông báo: thầy mắc chứng Lon Gehrig, một căn bệnh phá huỷ hệ thần kinh gây chết người mà y học hiện đang chịu bó tay. "Làm thế nào mà tôi mắc phải bệnh đó?", thầy Morrie hỏi. Không ai biết. "Đã ở vào giai đoạn cuối rồi, phải không?" Chính thế. "Vậy là tôi sắp chết?" "Vâng,” bác sĩ nói. “Tôi rất lấy làm tiếc.” Bác sĩ ngồi với thầy Morrie và cô Charlotte gần hai giờ đồng hồ, kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của họ. Trước khi hai vợ chồng ra về, bác sĩ đưa cho họ một cuốn sách mỏng trình bày các hiểu biết cần thiết về căn bệnh của thầy. Ngoài phố mặt trời chiếu sáng lòa, người hối hả đi lại lo công việc của mình. Một người đàn bà vội vã mang tiền đi nộp phạt vì đậu xe không đúng chỗ. Người khác ì ạch tha chiếc túi xách to tướng đựng thức ăn mới mua ở siêu thị… Hàng triệu ý nghĩ chạy trong đầu cô Charlotte: Chúng ta còn bao nhiêu thời gian? Làm gì với nó? Liệu nó có hành hạ chúng ta hay không?... Trong lúc đó, vị giáo sư già lại sững sờ: Cuộc sống xung quanh sao mà vẫn bình thường đến thế, như Lớp học cuối cùng Mitch Albom không hề có sự cố nào xảy ra. Thế giới dâu có dừng lại và công chúng có ai biết tai họa đã đến với mình.! Thầy Morrie nhận ra điều này khi chạm tay vào cửa xe hơi riêng, ông cảm thấy như đang rơi xuống vực. Làm gì bây giờ? Ông nghĩ. Trong lúc thầy giáo cũ của tôi đang mò mẫm tìm lời đáp cho câu hỏi của mình thì căn bệnh của ông tiếp tục tiến triển xấu hơn theo từng ngày, từng tuần. Một buổi sáng, thầy định lái chiếc xe hơi ra khỏi gara nhưng rồi chỉ đủ sức đạp thắng. Thế là việc lái xe chấm dứt từ đó. Để duy trì những chuyến dạo chơi, thầy mua một cây batoong. Thế là hết chuyện đi lại tự do. Thầy Morrie vẫn thường xuyên đến bể bơi của trường đại học, cố duy trì một thời khoá biểu đã có từ lâu. Thế nhưng, một ngày nọ thầy buồn rầu phát hiện ra rằng mình không thể tự thay đồ được nữa. Lần đầu tiên trong đời, thầy đành phải mượn người giúp việc, một nữ sinh viên khoa Thần học có tên Tony. Cô cầm tay ông dắt xuống nước, lên khỏi bể bơi, vào ra nhà tắm. Trong phòng thay đồ, mọi người giả vờ như không nhìn thấy gì. Nhưng dù sao thì cũng chẳng còn cái gọi là sự riêng tư. Mùa thu năm 1994, thầy Morrie lặn lội leo lên những ngọn đồi của khu Đại học Brandeis đọc loạt bài giảng cuối cùng. Tất nhiên, ông có thể từ chối, trường hoàn toàn thông cảm. Việc gì phải bộc lộ đau khổ của mình trước mặt mọi người? Cứ ở nhà và để mọi việc trôi theo trật tự của nó. Tuy nhiên, thầy Morrie không hề có ý định rũ áo. Và thế là thầy khập khiễng từng bước tới giảng đường quen thuộc đối với ông suốt hơn ba chục năm qua. Vướng vất với chiếc ba toong một lúc, thầy Morrie mới bước được lên bục giảng. Thầy ngồi xuống ghế, móc túi lấy cặp kiếng đeo lên mũi, đưa mắt xuống những gương mặt trẻ trung đang im lặng nhìn ông chờ đợi. "Các bạn, tôi được giao nhiệm vụ giảng cho các bạn môn Tâm lý xã hội. Tôi dạy môn này đã hai chục năm và đây là lần đầu tiên tôi đành phải nói với các bạn rằng vì tôi mắc một chúng bệnh nan y nên có thể tôi sẽ không hoàn tất được học kỳ. Tôi hoàn toàn thông cảm nếu có ai đó xin chuyển sang lớp khác". Thầy mỉm cười. Thầy Morrie quyết định không giữ kín bí mật của mình nữa. Căn bệnh của thầy Morrie giống như cây nến đang cháy dở. Nó làm các dây thần kinh của bạn như tan mất và biến cơ thể của bạn thành một cục sáp nham nhở. Căn bệnh này thường bắt đầu từ chân và leo ngược lên trên. Trước tiên, bạn sẽ không kiểm soát được cơ đùi, không đứng dậy nổi. Tiếp đó, các cơ lưng bị tê liệt khiến bạn không thể nào ngồi thẳng lên được. Rồi sau, tuy bạn còn sống nhưng Lớp học cuối cùng Mitch Albom phải thở qua ống tiếp ôxy đặt trong họng. Đầu óc còn tỉnh táo của bạn bị nhốt trong một cái thân xác mềm oặt chỉ còn biết chớp mắt và chép lưỡi mà thôi. Thông thường, cái chết sẽ mang bạn đi sau năm năm chớm bệnh. Các bác sĩ đoán thầy Morrie chỉ còn sống được hai năm nữa. Tự thầy biết rằng thời gian đích thực còn ít hơn nhiều. Và người thầy cũ của tôi đã có một quyết định quan trọng, một quyết định mà ông liên tục nghiền ngẫm từ cái ngày ông bước ra khỏi phòng mạch của bác sĩ với lưỡi gươm treo lơ lửng trên đầu. “Ta cứ héo hắt rồi biến mất khỏi thế gian này hay cố gắng biến quãng đời còn sót lại thành thời gian đẹp nhất của cuộc sống?” Không biết bao lần ông tự đặt ra cho mình câu hỏi như vậy. Ông sẽ không chịu héo hắt tàn lụi, ông không ngại phải đối mặt với cái chết. Ngược lại, ông sẽ biến cái chết của mình thành đỉnh cao cuộc đời. Không ai tránh được cái chết, vì vậy ông sẽ làm cho nó có giá trị hơn, ông sẽ biến mình thành một cuốn sách giáo khoa sống để người khác đọc. “Hãy qua tôi mà học cách sống chung với sự hấp hối chậm rãi. Hãy quan sát những gì xảy đến với tôi. Hãy học cùng tôi.” Thầy Morrie muốn bước qua cây cầu cuối cùng nối giữa cái sống và cái chết. Đi qua và thuật lại cho hậu thế. Thế rồi học kỳ cũng nhanh chóng qua đi. Những viên thuốc ngày càng nhiều lên. Các cô y tá đều đặn tới nhà giúp thầy Morrie luyện đôi chân đang bị teo. Họ co gập ống chân từ trước ra sau và ngược lại như thể người ta kéo chiếc cần bơm tay hút nước từ giếng lên. Mỗi tuần một lần, các chuyên gia xoa bóp cố gắng làm dịu đi cảm giác cứng đờ nặng nề mà thầy thường xuyên phải chịu đựng. Thầy Morrie chịu khó ngồi nhắm mắt và cố rũ bỏ mọi ý nghĩ để hợp tác với các bác sĩ thôi miên. Một bữa nọ, lọ mọ với cây ba toong, thầy Morrie lần mò ra hè phố và ngã xuống lòng đường. Cây can liền bị đổi thành cặp nạng. Chả bao lâu sau, việc đi lại giữa buồng ngủ và nhà vệ sinh làm thầy kiệt sức, ông đành phải dùng tới cái bô lớn. Dẫu có người đỡ ông khi làm việc này, lần nào thầy Morrie cũng phải gắng gượng. Chắc chắn đa số những người ở tuổi thầy Morrie đều bực bội khi rơi vào hoàn cảnh tương tự. Thế nhưng, thầy lại có thái độ hoàn toàn khác. Thỉnh thoảng, khi có vài đồng nghiệp tới thăm, thầy bình thản nói: “Tôi muốn đi vệ sinh. Ông giúp tôi nhé, được chứ?"
Description: