BÁNH MÌ AI CẬP CÁ VIỆT NAM KHÁT VỌNG CON NGƯỜI TRẦN TRUNG ÐẠO BÁNH MÌ AI CẬP CÁ VIỆT NAM KHÁT VỌNG CON NGƯỜI CỔ LOA, 2017 Tuyển tập 75 chính luận và tâm bút của Trần Trung Đạo Tựa: Gs Nguyễn Ngọc Bích Bạt: Ts Bạch Xuân Phẻ Biên tập: Trần Trung Tín Thiết kế bìa: Uyên Nguyên Trình bày nội dung: Đặng Hoàng Lân – Trần Nghi Hạ Nhạc: Nguyễn Trọng Khôi – Phan Ni Tấn Cổ Loa xuất bản lần thứ nhất tại Boston, Hoa Kỳ Tác giả giữ bản quyền Copyright @ 2017 Trần Trung Đạo All rights reserved. MỤC LỤC Tựa: Gs Nguyễn Ngọc Bích: Đọc Chính Luận Của Trần Trung Đạo Để Lạc Quan Với Tiền Đồ Đất Nước 9 I. Kinh Nghiệm Thế Giới – Suy Nghĩ Bên Đèn Đỏ Ở Nara 19 – Latvia, Sức Mạnh Của Niềm Tin 25 – Hiểm Họa Trung Cộng Và Bài Học Latvia 31 – Ngày Cuối Cùng Cùng Của Chế Độ Cs Liên Xô 45 – Estonia Và Cách Mạng Hát Hùng Ca 55 – Hiểm Họa Trung Cộng Và Bài Học “Phần Lan Hóa” (Finlandization) 61 – Hiểm Họa Trung Cộng Và Bài Học Tây Tạng 73 – Lý Quang Diệu Và Chính Sách Ngăn Ngừa Cs Tại Singapore 81 – Chuyện Từ Vùng Biên Giới Bắc-Nam Hàn 93 – Kim Jong-Un Thử Bom Nguyên Tử Và Phản Ứng Của Tập Cận Bình 101 – Bruce Springsteen Và Barack Obama, Hai Cánh Én Tự Do 105 – “Dân Cần Minh Bạch” Qua Kinh Nghiệm Mông Cổ 113 – Tham Vọng Và Nỗi Lo Của Tập Cận Bình 119 – Đảng 50 Xu Tại Trung Cộng 129 6 | Trần Trung Ðạo – Viện Khổng Tử, Cơ Quan Tuyên Truyền Và Tình Báo Trung Cộng 137 – Tại Sao Thảm Đỏ Đối Với Các Lãnh Đạo Cs Thường Là Một Vấn Đề Quan Trọng? 147 – Trò Hề “Phát Biểu Trước Quốc Hội” Của Tập Cận Bình 155 – Tập Cận Bình Chủ Trương Độc Chiếm Biển Đông 163 – Bài Học Tranh Chấp Biên Giới Giữa Trung Cộng Và Bắc Hàn 171 – Lenin Và Chính Sách “Tuyên Truyền Tượng Đài” 179 – Nguồn Gốc Cộng Sản Của Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 Tháng 3 187 – Sáu Lý Do Giúp Chế Độ Cs Tồn Tại 197 – Bài Học “Thoát Nga” Của Lithuania 205 II. Lý Luận Chính Trị – Trung Cộng Không Đáng Sợ 221 – Để Thắng Được Trung Cộng 229 – “Quyền Lịch Sử” Của Trung Cộng Trên Biển Đông Là Quyền Gì? 241 – Mao Và Chiến Dịch Tiến Chiếm Hoàng Sa 1974 247 – Mao Và “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” 257 – Lãnh Đạo Csvn Trong Quan Hệ Mỹ-Trung 267 – Mười Lý Do Nhân Dân Việt Nam Không Chào Đón Tập Cận Bình 281 – Nhìn Lại Chiến Tranh Việt Nam 289 – Tháng Tư: Gọi Tên Cuộc Chiến 303 – Đừng Tưới Nước Lên Gốc Cây Rã Mục 311 – Qua Cái Chết Của Ông Lê Hiếu Đằng, Nghĩ Về Chọn Lựa Của Hôm Nay 319 – Kỹ Thuật Tuyên Truyền “Người Thật Chuyện Giả” Dưới Chế Độ Cs 327 – Đất, Biển, Đảo, Rừng, Cây, Cá, Chim Và Cơ Chế Cs 337 – Tìm Đâu Ra Minh Bạch? 345 – Tôn Nữ Thị Ninh, Đại Biểu Xuất Sắc Của “Trí Thức Xã Hội Chủ Nghĩa” 351 – Bệnh Sợ Dưới Chế Độ Cộng Sản 361 – Đoàn Xe Tang Trên Đường Phố Hội An 365 – Ai Sợ Ai? 369 Bánh Mì Ai Cập Cá Việt Nam Khát Vọng Con Người | 7 – Lãnh Tụ Và Thời Đại 373 – Tượng Đài Cs, Một Gia Tài Không Ai Muốn Nhận 379 – Việt Nam Không Phải Là Miến Điện 385 – Nhìn Sang Miến Điện, Nhìn Lại Việt Nam Đang Thiếu Ai? 391 – Fidel Castro Chết, Nên Vui Hay Buồn? 397 – Chủ Nghĩa Dân Túy Mỹ Và Donald Trump 403 – Bệnh Nghiện Rượu Dưới Chế Độ Cộng Sản 411 – Bệnh Lười Dưới Chế Độ Cs 417 – Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người 427 – Tổng Thống Trump Và “Chính Sách Một Trung Quốc” 433 III. Tình Tự Dân Tộc – Niềm Đau Madrid, Nỗi Nhớ Sài Gòn 443 – Không Gì Thiêng Liêng Hơn Tổ Quốc 451 – “Thay Đổi Nhận Thức, Thay Đổi Tương Lai” 455 – Hãy Làm Một Giọt Nước 461 – Nỗi Đau Sẽ Không Dứt Nếu Không Biết Tại Sao Đau 467 – Đừng Để Lại Một Ngôi Đền 473 – Phải Chăng Lòng Yêu Nước Đã Tới Hồi Mệt Mỏi? 477 – Hãy Vững Tin Vào Lịch Sử 485 – Món Nợ Tuổi Hai Mươi 493 – Những Ngày Tháng Tới 507 – Tiếng Hát Lộc Vàng 513 – Bối Cảnh Việt Nam Qua Phim The Shawshank Redemption 519 – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Ai Sẽ Nói Thay Em? 527 – Việt Nam, Một Thời Thừa Máu. 533 IV. Tình Người – Hạnh Ngộ Đầu Năm 543 – Thì Thầm Với Mùa Thu 551 – Tình Bạn 557 – Tình Người Như Mùa Xuân 565 8 | Trần Trung Ðạo – Lễ Thọ Giới Của Một Tử Tù 573 – Hai Tử Tù Và Tình Mẹ 579 – Sự Im Lặng Của Biển 587 – Nguyện Ước Rất Là Thơ Của Mẹ 595 – Tâm Sự Với Mùa Xuân 599 – Bắt Đầu Từ Đó 607 – Bạt: Trần Trung Ðạo - Biểu Tượng HànhTrình Tự Do 611 – Nhạc: Thức Dậy Ði, thơ Trần Trung Ðạo, nhạc Nguyễn Trọng Khôi 618 – Nhạc: Người Con Gái Trên Ðại Lộ Sri Ayuthya, thơ Trần Trung Ðạo, nhạc Phan Ni Tấn 621 ĐỌC CHÍNH LUẬN CỦA TRẦN TRUNG ĐẠO ĐỂ LẠC QUAN VỚI TIỀN ĐỒ ĐẤT NƯỚC Nguyễn Ngọc Bích S alvador Dali là một họa-gia lớn của nhân-loại. Có lần ông được mời đến nói chuyện ở trường Columbia, nơi vợ chồng tôi đi học ở New York cách đây cũng đã hơn nửa thế-kỷ. Đến giờ khai mạc, người ta bỗng thấy một người chạy hớt hơ hớt hải từ cánh gà sân khấu ra la lớn: “Salvador Dali (ông ta ngưng một lúc để cho cái tên kia thấm vào người nghe, vào cử-tọa), Salvador Dali… is the greatest, is the greatest.” “Salvador Dali… là số 1, là số 1!”Người ta phải ngỡ ngàng một lúc rồi mới nhận ra, đó là cách ông tự giới-thiệu… rất kịch-tính, không muốn để cho ai mất thì giờ ra giới-thiệu ông ta một cách dông dài! Thiết tưởng Trần Trung Đạo không cần phải làm gì kịch-tính như vậy, người ta vẫn biết anh là ai, và sự hiện diện của Quý Vị ở đây ngày hôm nay cũng đủ nói lên sự quý mến mà anh đã giành được trong lòng không ít độc-giả Việt-nam hôm nay. 10 | Trần Trung Ðạo Anh là một con người hiền hòa, khá điềm đạm, ôn tồn nhưng thuyết phục! Đó là một người tin ở lẽ phải, tin ở sự thật, tin ở lẽ tất-yếu của cuộc đời, và nhất là tin ở lịch-sử mấy nghìn năm của dân-tộc! Anh cũng còn có một niềm tin sắt đá vào tuổi trẻ Việt- nam. Anh thuyết phục bởi không bao giờ anh mất những niềm tin đó. Một cuộc đời không ít chuyện bất hạnh Mà lạ. Bởi không thể bảo được là anh may mắn gì nhiều trong đời anh. Mất mẹ từ rất sớm, mồ côi cha từ tuổi 13, anh sớm phải ra đời lăn lộn với cuộc sống, đi ở chùa, đi làm đủ mọi thứ việc, gặp không ít chuyện bất bình nhưng không bao giờ anh bỏ cuộc. Vào Sài-gòn, gặp một người như mẹ nuôi rất tốt với anh, ra ngoại-quốc anh đã viết nên một bài thơ tuyệt-tác, bài “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” mà ta chỉ cần đọc qua một lần, không thể quên được. Với mỗi chặng đường trong cuộc sống của anh, anh đã ghi lại được những trải nghiệm, những bài học, đôi khi đắt giá nhưng rất thân thương như trong cuốn sách anh viết chung với Thượng-tọa, nay đã lên Hòa-thượng, Thích Như Điển của chùa Viên Giác bên Đức khi hai người còn là đồng-môn trẻ tuổi trong một ngôi chùa ở Đà-nẵng. Là một người Việt-nam, anh cũng rất gắn bó với quê hương, nơi anh sinh ra và lớn lên. Sinh ra ở đất “ngũ phụng tề phi,” anh rất ý- thức về quê hương Quảng-Đà của anh. Lớn lên với những gương sáng của các bậc tiền-nhân, không riêng gì của đất Quảng, anh lại còn đặc-biệt thích sử và được hun đúc trong tình yêu nước nồng nàn bởi mấy thầy dạy sử ở trung-học của anh. Lịch-sử Việt-nam trong bảy mươi năm qua để lại cho chúng ta nhiều kỷ-niệm chua xót và đau buồn. Đặc-biệt, trong những năm gần đây đất nước chúng ta lại còn gặp cái nạn Hán-hóa có thể đi
Description: